Saturday, March 28, 2009

Giải pháp chống ngập

Giải pháp chống ngập cho TPHCM Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm


Tôi rất đồng tình với ý kiến : Chống úng ngập cho TPHCM của Kỹ sư Trịnh Đình Tuyên ( Q.3) trên trang Bạn đọc &Tuổi trẻ ( Tuổi trẻ 31-10-2007 ). Kỹ sư Tuyên dùng câu chuyện “ Con quạ khôn ngoan ” để nói việc làm của chúng ta lâu nay chỉ chống ngập ở các điểm cục bộ, điều đó sẽ không giải quyết được gì, không muốn nói là mất nhiều tiền của và công sức của nhân dân. Nếu cứ đổ tiền ra như vậy thì TPHCM sẽ không bao giờ hết ngập, đó là điều khẳng định.

Do quá trình hoạt động và khai thác của con người, nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên, băng giá tan dần, mực nước biển cao hơn. Mặt khác, diện tích rừng ngày một thu hẹp, nước mưa sẽ tạo thành lũ ngay trên các vùng cao đổ xuống vùng thấp. Lũ lên nhanh, đỉnh lũ cao hơn. Ở Việt Nam không thóat khỏi tình trạng đó. Chúng ta đã thấy ngay Đà Lạt, Đắc Lắc cũng bị lũ, ngập úng.

Trong quá trình đô thị hóa tôn tạo, xây mới …,TPHCM nhận một khối lượng lớn đất đá, bê tông, một phần diện tích được nâng cao và không thu nước, lượng nước từ các nơi đổ về sẽ dồn vào phần diện tích còn lại, đó là những con đường, cống rãnh, nhà dân… tạo nên sự ngập lụt. Đỉnh triều ngày càng dâng cao. Triều xuống nước thóat ra không được bao nhiêu, ( thậm chí có nơi không thóat ) thì triều đã lên, do đó chỉ trông chờ vào hệ thống thủy triều là không tưởng. Trong cuộc chiến với “ Thủy Tinh “ này có hai giải pháp: Một là nâng cao trình toàn bộ TPHCM cao hơn đỉnh lũ với hệ số an tòan nào đó. Điều này không thể làm được, vì chi phí lớn và ảnh hưởng đến kết cấu các công trình và nhà dân. Còn chống được các điểm ngập này thì phát sinh những điểm ngập khác cao hơn, như câu “chuyện con quạ khôn ngoan ” đã nói. Điều duy nhất và căn cơ mà TPHCM có thể chống ngập úng trong tình hình này là lập lập đê bao, đắp đập có van đóng mở và hệ thống bơm thóat nước tự động. Ông cha ta đã từng đắp đê, tát nước từ sức người ít ỏi nhỏ bé của người xưa.Ngày nay chúng ta có máy móc thiết bị, với dân số đông hơn, giàu hơn …lẽ nào chúng ta không làm được.

Chúng ta làm đê bao kiên cố ( chứ không phải như đê ở Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức - năm nào cũng vỡ ) cùng với hệ thống van nhằm chỉ cho nước ra và ngăn nước từ sông vào. Nếu triều cường, nước không ra được ta dùng hệ thống bơm thóat, hệ thống này có thể vận hành tự động. Việc bơm này không phải nhiều lắm, bởi vì nếu ta ngăn được nước từ sông vào, thì chúng ta chỉ bơm lượng nước mưa và nước thải sinh hoạt chỉ trên diện tích của TPHCM, lượng nước này chúng ta có thể tính được.

Trước đây, khi tham gia vào đề án quy họach xây dựng và quy họach tổng thể Quận 3 từ năm 1986 đến năm 2000, chúng tôi có nêu giải pháp thóat nước cho Quận 3, phải bằng cách đập ngăn dòng kênh Nhiêu Lộc đọan Cầu Kiệu, và dùng bơm tống nước ra. Vì khi khảo sát, lúc triều xuống nước chỉ xuống khỏang 50 cm, quá trình đó nước chảy lình bình, các vật nổi trôi theo dòng nước từ cầu Trần Quang Diệu ( phường 13, Q.3 ) cũng chỉ trôi đến Cầu Kiệu rồi dừng lại và trôi trở vào … Do cao trình thấp, không tạo độ dốc cho dòng chảy, từ đó việc nạo vét kinh Nhiêu Lộc- Thị Nghè chỉ nhằm dọn bớt rác xả, không giải quyết được việc thóat nước, mà trái lại việc nạo vét này có thể trở thành cái ao sâu chứa nhiều nước bẩn hơn. Cơ quan có thẩm quyền cho rằng giải phảp của này có tính cục bộ, nước nhiều nơi khác sẽ đổ về quận 3. Còn thực hiện cho tòan thành phố thì lúc đó cho là dự án quá lớn, không khả thi. Nên không được chấp nhận. Tôi nghĩ, đến nay việc phân tích cũng đã rõ, khả năng đắp đê bao, làm van đóng mở và hệ thống bơm thóat cho TPHCM là hòan tòan có thể thực hiện được. Và chỉ có giải pháp này mới chống được úng ngập cho TPHCM. Đã đến lúc chúng ta nghĩ đến đất nước Hà Lan, một đất nước thấp hơn mực nước biển …Họ đã chống úng ngập bằng cách nào ? Trên đây là ý kiến đóng góp của chúng tôi.




>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 10:14 PM

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home