Saturday, March 28, 2009

Một vụ kiện thừa kế

Một vụ kiện thừa kế kỳ công

LỜI GIỚI THIỆU-------- Tôi tên là Nguyễn thu Giang, sinh năm 1946, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh. Tôi nghỉ hưu vào ngày 01/01/2007. Từ ngày 11/04/2007 tôi được nhận Tập sự hành nghề Luật sự tại Văn phòng luật sự Trương Thị Hòa do LS Trương thị Hòa hướng dẫn, thời gian tập sự là 06 tháng ( theo giấy chứng nhận Tập sự hành nghề Luật sư số 36/GCNTS.13 của Đòan Luật sư TPHồ Chí Minh ).Kính thưa Bộ Tư pháp, Vụ Bổ trợ tư pháp, Hội đồng kiểm tra, Ban Giám khảo, luật sư hướng dẫn, trong quá trình công tác tôi đã từng là Trọng tài viên Trọng tài kinh tế, về sau là Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, với cương vị công tác này tôi được phân công phụ trách Thanh tra của Sở đồng thời là thành viên Tổ giải quyết khiếu nại liên quan đến tôn giáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ vậy mà tôi tiếp cận, tham gia nhiều hồ sơ xử lý vụ việc, đồng thời của cũng tư vấn nhiều vụ việc khiếu kiện … Ngoài công việc chung, tôi đã tư vấn cho gia đình khiếu kiện một số vụ cũng rất gay go như sau:-Vụ khiếu nại hành chính: Để quản lý hồ sơ liệt sĩ, Sở Lao Động Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh vô cớ ra quyết định số 10/QĐ-TH v/v thu hồi giấy chứng nhận liệt sĩ của ông Nguyễn Văn Di – cha vợ tôi. Vụ việc kéo dài hơn hai năm 2003-2005, với hơn 10 lá đơn, gửi đến Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, Thành ủy thành phố, Bộ Lao Động thương binh & Xã hội … cuối cùng Ủy ban nhân dân thành phố họp ra thông báo yêu cầu Sở Lao động thương binh & Xã hội thành phố ra quyết định hủy bỏ quyết định QĐ số 10 và Sở Lao Động thương binh thành phố đã thực hiện việc ra quyết định hủy bỏ quyết định số 10/QĐ-TH.-Vụ tôi phản ảnh nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 9 cố ý làm trái và buông lỏng quản lý về xây dựng trên địa bàn quận 9. Vụ này vừa qua Báo người lao động có đưa tin : Người tố cáo tiêu cực bị khủng bố.-Vụ tôi tư vấn cho vợ tôi và người chị vợ khiếu nại hành chính và sau đó khởi kiện yêu cầu phân chi di sản thừa kế. Nay đã có bản án Giám đốc thẩm của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Nay để tham dự kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư tôi tổng hợp và thiết lập hồ sơ vụ khởi kiện thừa kế mà tôi đã tư vấn.Kính thưa quý vị, chấp hành khỏan 3 Điều 14 Luật Luật sư quy định: Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong họat động nghề nghiệp; không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Vì vậy trong quá trình tập sự tôi chỉ giúp luật sư hướng dẫn, ghi tóm tắt vụ việc của khách hàng, đối chiếu với các quy định của pháp luật, đưa ra hướng xử lý ( khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện dân sự về thừa kế hoặc về án ly hôn… để luật sư hướng dẫn và thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Tôi không thực hiện dịch vụ pháp lý nên không có hồ sơ nào trọn vẹn. Hơn nữa Luật Luật sư không yêu cầu phải báo cáo hồ sơ vụ việc cụ thể mà người tập sự phải thực hiện. Tuy nhiên để có cơ sở đánh giá, tôi lập hồ sơ vụ việc mà tôi đã trực tiếp tư vấn từ năm 1999 đến 2006. Đó là vụ khởi kiện về thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đặng Thị Tuyết và bà Hùynh Thị Kiều và bị đơn là bà Lê Thị Cầu. Đây là vụ tranh chấp di sản thừa kế của gia tộc vợ tôi ( Hùynh Thị Kiều ). Hồ sơ vụ Khởi kiện thừa kế này gồm có 3 phần:-Tóm tắt vụ việc;-Phần tư vấn;-Kết quả. Tôi kính mong quý vị xem xét và chấp nhận. Trân trọng kính chào. NGUYỄN THU GIANG Phần thứ nhất TÓM TẮT VỤ VIỆCChế định thừa kế di sản trong xã hội dân sự Việt Nam đã hình thành từ rất lâu. Nhưng để có cơ sở phán quyết các vụ tranh chấp về thừa kế di sản, năm 1990 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VIII ban hành Pháp lệnh thừa kế. Tiếp theo , năm 1995, Quốc hội khóa IX ban hành Bộ Luận Dân sự đã dành cả Phần thứ tư với 04 chương gồm 56 điều quy định về thừa kế ( Bộ Luật Dân sự 2005 đã cơ bản kế thừa các quy định này ).Theo đó mọi “công dân có quyền lập di chúc để định đọat tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu người có tài sản chết trước khi ban hành pháp lệnh thừa kế thì được tính từ ngày công bố pháp lệnh này. Theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và theo Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-01-1999 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì đến ngày 10-3-2003 là hết thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với trường hợp người để lại di sản chết trước khi ban hành Pháp lệnh thừa kế.Ông Lê Văn Mân chết năm 1928 và vợ là bà Nguyễn Thị Nhân chết năm 1952. Di sản của ông Mân bà Nhân là căn nhà số 13/66 khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9 có diện tích 8m x 7- 8m, nền đất, tường đất, mặt trước bằng gỗ, mái lá. Căn nhà nằm trên khuôn viên đất thổ cư khỏang 1500m2. Trước khi chết ông bà không lập di chúc. Khi chết ông bà có 05 người con: 1. Lê Thị Ngởi hiện nay đã chết, có 03 người con. Một người không có chồng con và đã chết.2. Lê Văn Trường, hiện nay đã chết, có 02 người con. Một người không có vợ con và đã chết.3. Lê Thi Thu, không có chồng con và đã chết.4. Lê văn Mãng, liệt sĩ, có 03 người con.5. Lê Thị Cầu, còn sống và có 05 người con. Từ khi ông Mân, bà Nhân chết, ngôi nhà 13/66 và diện tích đất do bà Thu quản lý trông coi, thờ cúng. Sau khi bà Thu chết, mẹ con bà Ngởi tới lui chăm sóc, giữ gìn. Sau 30/04/1975, ông Trường và gia đình từ quận Bình Thạnh về tạm sử dụng ngôi nhà và diện tích đất nói trên. Hiện nay ông Trường cùng vợ và người con trai ( chưa có vợ ) đã chết, chỉ còn một người con gái là Lê Kim Cúc cư ngụ. Trong thời gian cư ngụ gia đình ông Trường đã tự ý cắt bán bằng giấy tay một số diện tích đất. Sau khi vợ chồng ông Trường chết, bà Lê Thị Cầu tiếp tục đứng ra cắt chuyển nhượng trái phép số đất này. Sau đó bà Lê Thị Cầu đứng ra chuyển nhượng… Bức xúc trước việc làm của những người trong gia tộc có sự tiếp tay của chính quyền địa phương, tôi tư vấn và thảo đơn giúp vợ tôi là Hùynh Thị Kiều ( con ông Mãng ) và chị Đặng Thị Tuyết ( con bà Ngởi ) đứng đơn khiếu nại vào tháng 12/1999. Lúc này đất chưa có giấy chứng nhận Tòa không thụ lý. Đơn gởi cho UBND và cán bộ địa chính phường, nhưng ở đây nói được rồi, nhưng không làm biên nhận. Vụ tranh chấp này cơ quan hành chính bắt đầu tổ chức hòa giải trong năm 2002, nhưng không thành, sau đó yêu cầu các nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận 9. Vụ án đã qua 3 cấp xét xử, đến nay đã có bản án Giám đốc thẩm, hủy hai quyết định sơ và phúc thẩm, chuyển cho Tòa án nhân dân quận 9 xét xử sơ thẩm lại. Phần thứ haiCÁC NỘI DUNG TƯ VẤN A. TƯ VẤN CHO CÁC NGUYÊN ĐƠN AN TÂM TRANH CHẤP, KHỞI KIỆN1.Mọi người đều có quyền hưởng di sản của cha mẹ theo phong tục và theo pháp luật. Con trai và con gái đều có quyền ngang nhau:-Làm cho các nguyên đơn nhận thức được quyền lợi của mình trong khối di sản, mà Pháp lệnh thừa kế và Bộ luật dân sự 1995 đã minh thị. Nếu thừa kế theo pháp luật thì mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được 300m2 đất thổ cư ( 1500m2 chia 5 phần – trong đó 01 phần thờ cúng ). Số người con của mỗi người thuộc hàng thừa kế thứ nhất chia nhau trong phần cha hoặc mẹ được hưởng. Theo đó bà Tuyết được 150m2, mấy con của anh trai bà hưởng 150m2. Bà Cúc hưởng trọn 300m2 và 300m2 phần thờ cúng. Bà Kiều và 2 người em trai chia nhau 300 m2. bà Cầu 300m2. Đó là có phần thờ cúng. Nếu không có phần này thì kỷ phần của mỗi người còn nhiều hơn.-Bà Cầu thuộc hàng thừa kế thứ nhất duy nhất còn lại. Bà huênh hoang di sản này anh em của bà đã chết hết. Nên giờ chỉ mình bà có quyền, bà cho ai thì người đó hưởng. Mấy đứa cháu gái không được hưởng. Tôi tư vấn và cung cấp văn bản pháp lý để mọi người hiểu lập luận của bà Cầu là sai và mâu thuẫn. Bà có quyền tập họp các cháu con của các anh chị đã chết lại để bàn bạc phân chia, có du di chút đỉnh do vị trí đất trên cơ sở được sự đồng ý của người tỏ ra bị thiệt thòi, chớ bà không có quyền cho hoặc không cho ai. Việc phân biệt cháu gái cháu trai là hòan tòan sai và mâu thuẫn. Vì chính bà cũng là con gái.2. Về thời hiệu và yếu tố pháp lý-Những nguyên đơn băn khoăn: ông bà chết đã lâu lại không có di chúc, nhà cửa đất đai không có giấy tờ… không biết khiếu kiện có được không ?-Tôi giải thích Pháp lệnh thừa kế, thời hiệu khiếu kiện về thừa kế là 10 năm kể từ khi ông bà chết hoặc là từ ngày công bố Pháp lệnh thừa kế. Do vậy thời hiệu khiếu kiện vẫn còn. Việc di sản không có giấy tờ đó là tình trạng chung. Tuy nhiên lúc này tòa chưa nhận vụ việc khởi kiện mà tài sản chưa có giấy tờ. Tôi tư vấn cho các nguyên đơn gửi đơn khiếu nại ngay cho UBND phường và quận để giữ tố quyền. -Đúng như nhận định của tôi, chính việc nộp đơn tranh chấp và yêu cầu chia di sản thừa kế mà văn phòng Uỷ ban nhân dân quận 9 có biên nhận 10/12/1999 là cơ sở pháp lý cho các nguyên đơn theo đuổi vụ kiện sau này. Theo NQ 58/1998/NQ-UBTVQH10 và Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, đối với trường hợp này thì đến ngày 10/03/2003 mới hết thời hiệu khởi kiện thừa kế.3.Tranh chấp, khởi kiện là việc phải làm, nhưng tốt nhất là hòa giải trong gia tộc, là con đường đi ngắn nhất, nhẹ nhàng nhất- Sau khi Uỷ ban nhân dân phường nhận thụ lý đơn tranh chấp, yêu cầu chia di sản. Trách nhiệm của phường là tổ chức hòa giải. Điều đó rất phù hợp và cần thiết. Tôi tư vấn cho nguyên đơn phải mềm dẽo, nhân nhượng, có thể chịu thiệt một ít để vụ việc giải quyết nhanh chóng, giữ được hòa khí trong gia tộc. Nhiều cuộc họp tổ dân phố lấy ý kiến người dân và cả khi họp do tư pháp phường chủ trì phía nguyên đơn vẫn kiên trì chủ trương này. Cụ thể, tại bảng trình bày, nguyên đơn đưa ra cách chia như sau: Phần di sản đem chia chỉ gồm 1500m2 đất thổ cư ( không tính nhà ). Chia làm 06 phần: mỗi thừa kế hàng thứ nhất thì hưởng một phần. Riêng bà Cầu - bị đơn - hòan cảnh có khó khăn, con đang bệnh nặng được ưu tiên nhận 02 phần. Người nào thờ phụng ông bà thì nhận thêm một phần thờ cúng. Với 1500m2 chia làm 06 phần, mỗi phần được 250m2. Cụ thể những người được hưởng như sau:- Phần bà Ngởi 250m2. Bà Ngởi mất, con là chị Tuyết đại diện nhận (để chia lại cho anh em ).-Phần ông Trường 250m2. Ông Trường vợ và con trai mất. Bà Cúc là con còn sống nhận.-Phần thờ cúng 250m2. Hiện bà Cúc đang ở trong ngôi nhà này, thực hiện việc thờ cúng. Bà Cúc nhận phần này. Như vậy bà Cúc nhận 500m2, có nghĩa vụ thờ cúng.-Bà Thu mất, không có chồng con, nên không có kỷ phần.-Phần ông Mãng 250m2. Ông Mãng đã hy sinh. Bà Kiều đại diện nhận phần này ( chia lại cho các anh em ).-Phần bà Cầu ưu tiên nhận 02 phần là 500m2. Xét hòan cảnh, bà nhận gấp đôi so với các thừa kế khác. Đây là giải pháp rất có lợi cho bà Cầu. Thế nhưng bà Cầu cũng không đồng ý, còn đòi nhiều hơn. Chính vì bà Cầu không có thiện chí nên hòa giải không thành, phải kéo nhau ra tòa. Từ những vấn đề trên tôi tư vấn và thảo giúp đơn khởi kiện nộp Tòa án nhân dân quận 9 ngày 21/10/2002 (đính kèm ). B. QUÁ TRÌNH THỤ LÝ SƠ THẨM, PHÚC THẨM VÀ GIÁM ĐỐC THẨM: 1.Quá trình thụ lý sơ thẩm: Tôi thảo đơn cho các nguyên đơn nộp ở Tòa án nhân dân quận 9 ngày 21/10/2002. Sau đó thẩm phán yêu cầu nộp đơn lần hai nhưng phải sửa lại ngày ký đơn 18/03/2003 ? Thật là khó hỉêu ! Vào thời điểm này ngành Tòa án cấp Quận còn do Sở Tư pháp quản lý về tổ chức, nhân sự. Trong những lần dự họp, tiệc cưới của anh em trong ngành, và cả khi mẹ của đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân quận 9 mất tôi có đến chia buồn và nhân tiện tôi nhắc và gửi các đồng chí lưu ý quan tâm sớm xét xử vụ án theo pháp luật. Mọi việc đang tiến hành suông sẻ theo chiều hướng tốt đẹp, vì ngày 21/04/2003 các đồng chí còn giới thiệu nguyên đơn tạm ứng án phí và ngày 03/11/2003 QĐ thành lập Hội đồng định giá, chuẩn bị đưa ra xét xử. Đùng một cái, ngày 10/11/2003 có quyết định đình chỉ vụ án. Thật là khó hiểu ! Có thế lực nào khiến cho thẩm phán quay 180 độ ? phán quyết sai pháp luật. Có tiêu cực hay không tôi chưa khẳng định. Nhưng điều tôi thấy rõ là sự trở mặt vô ơn, bội nghĩa của thẩm phán Đặng Minh Chính ( có sự tiếp tay bao che của thẩm phán Nguyễn Hữu Ba – Tòa án nhân dân thành phố ). Từ tháng 10/2003 Sở Tư pháp giao trả nhiệm vụ quản lý Tổ chức và nhân sự tòa án quận huyện lại cho Tòa án nhân dân thành phố ….2. Những vấn đề trong Quyết định phúc thẩm: Ngày 02/12/2003 nguyên đơn nhận được quyết định sơ thẩm (đính kèm ). Ngày 12/12/2003 các nguyên đơn nộp đơn kháng cáo. Trong quá trình thụ lý xem xét, thẩm phán Nguyễn Hữu Ba không một lần triệu tập các nguyên đơn. Ngày 15/03/2004 ra quyết định phúc thẩm, y quyết định sơ thẩm, ngòai quyết định sai quy định của pháp luật, quyết định phúc thẩm còn đưa vào tình tiết hòan tòan sai sự thật là : căn nhà hiện do bà Lê Thị Cầu quản lý, thờ cúng cha mẹ. Đây là tình tiết hòan tòan sai sự thật, nhưng có lợi cho bị đơn ….( Tại sao ? ). Sự thật như phần tóm tắt vụ việc tôi đã nêu: Sau 30/04/1975 gia đình ông Trường về ở, chăm sóc thờ phụng. Ông Trường, vợ và con trai chết, hiện bà Cúc con ông Trường ở. Bà Cầu không hề quản lý căn nhà và thờ cúng cha mẹ tại đây một ngày nào. Tôi và các nguyên đơn quá bức xúc đối với quyết định phúc thẩm, thảo đơn cho các nguyên đơn tố cáo hành vi bất minh của các thẩm phán và xin kháng nghị Giám đốc thẩm.3. Quá trình đấu tranh để có được quyết định Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân Tối cao Thủ tục Giám đốc thẩm khi chứng minh được bản án sơ thẩm và phúc thẩm sai pháp luật. Thủ tục tái thẩm khi chứng minh được bản án sơ thẩm và phúc thẩm chưa đề cập đến tình tiết liên quan đến vụ án, có thể làm sai lệch đến phán quyết của Hội đồng xét xử, thường gọi là có tình tiết mới. Quy định là vậy nhưng không phải dễ thuyết phục được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, vì ở cấp này còn nhiều việc lớn hơn… Đây phải nói là cuộc đấu tranh quyết liệt, kiên trì, gay go, phức tạp, sáng tạo và huy động nhiểu lực lượng. Ngày 14/05/2004 nguyên đơn gửi đơn xin kháng nghị Giám đốc thẩm đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện kiểm sán nhândân thành phố Hồ Chí Minh. Trong đơn đã vạch rõ quyết định sơ thẩm và quyết định phúc thẩm đã có những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật, quyết định phúc thẩm không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. -Quyết liệt: Tôi nhận thấy đến giai đọan này thì cuộc đấu tranh sẽ rất gay go, quyết liệt. Sau gần 01 tháng gửi đơn xin kháng nghị Giám đốc thẩm, không thấy động tĩnh gì từ các cơ quan nhận đơn. Tôi thảo đơn để ngày 07/06/2004 nguyên đơn tố cáo các sai phạm của các thẩm phán đến các cơ quan có trách nhiệm, tố các hành vi bất minh của Đặng Minh Chính : Tại sao yêu cầu nguyên đơn nộp đơn lần thứ hai ? Tại sao không cảnh báo nguyên đơn về thời hiệu trong việc tạm ứng án phí? Tại sao đến ngày 10/03/2003 hết thời hiệu khởi kiện thừa kế mà ngày 21/04/2003 thẩm phán còn giới thiệu cho nguyên đơn đi nộp tạm ứng án phí ? Và ngày 03/11/2003 thành lập hội đồng định giá ? Nếu quá thời hiệu mà thẩm phán còn giới thiệu cho nguyên đơn tạm ứng án phí 15 triệu đồng, thì thiệt hại vật chất này do thẩm phán gây ra phải bồi thường cho nguyên đơn. Biết thiệt hại nếu có cũng không nhiều nhưng vẫn yêu cầu bồi thường …Có lẽ nhận thấy sự bức xúc, quyết liệt của nguyên đơn, đồng thời lý lẽ nêu ra để kháng nghị là đúng, có nghĩa là quyết định sơ thẩm và quyết định phúc thẩm vi phạm pháp luật nên ngày 25/08/2004 Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có công văn 2462/GĐKT-DS gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao v/v Đề nghị kháng nghị quyết định sơ thẩm và quyết định phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.Đây chỉ mới là thắng lợi bước đầu.Trong lúc đó, ngày 27/09/2004 Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân tối cao có công văn 3581CV/DS v/v trả lời đơn khiếu nại cho bà Tuyết cũng khẳng định : “ Tòa Dân sự Tòa án nhân dân Tối cao xét thấy không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu khiếu nại của bà nêu trong đơn khiếu nại ”.Tiếp theo ngày 10/11/2004 Viện kiểm sát nhân dân thành phố ký công văn 83/KS-HC-KT-LĐ trả lời cho Vụ 5 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng cho rằng hết thời hiệu khởi kiện do đó khiếu nại của bà Tuyết không có cơ sở để kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm, Tái thẩm đối với các quyết định trên. ( Ngày 06/09/2005 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố có công văn 535/VKS gửi cho bà Tuyết khẳng định việc này !!!).Ý kiến của các cơ quan bảo vệ pháp luật “siêu cấp” này đã trở thành ngọn núi cao chắn ngang bước đường khiếu kiện của các nguyên đơn. Tôi động viên các nguyên đơn không nên nản chí với các trở ngại phía trước.Như có sự phối hợp nội công, ngọai kích, bà Cầu tung ra rất nhiều đơn tố cáo bản thân tôi, vì bà biết chính tôi là đầu mối vụ khiếu kiện … Bình tĩnh trước những đòn thù này, tôi thề bảo vệ chân lý, tôi không có làm gì sai việc gì phải chùn bước. Thanh tra Sở đi xác minh những thông tin bà Cầu tố cáo, có sự xác nhận của địa phương. Cuối cùng thanh tra tham mưu, thảo văn bản cho Giám đốc Sở kết luận: những điều tố cáo của bà Cầu là không có cơ sở gửi cho bà Cầu và các cơ quan chức năng.Tôi suy nghĩ, phải tìm con đường khác để tiếp cận các cơ quan có thẩm quyền cao. Phải khéo léo sử dụng các lực lượng dân cử, các cơ quan quyền lực khác. Tôi động viên nguyên đơn ký tiếp các đơn xin kháng nghị Giám đốc thẩm và đơn tố cáo gửi cho Đại biểu Quốc Hội Trương Tấn Sang, gửi Đòan Đại biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh, gửi đồng chí Trương Vĩnh Trọng - Trưởng Ban An ninh nội chính Trung ương, gửi Ban An ninh nội chính thành ủy, gửi Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, báo Bảo vệ Pháp luật…Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chuyển đơn xin kháng nghị giám đốc thẩm và đơn tố cáo cho đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân thành phố xử lý, giải quyết. Ngày 07/03/2005, Tòa án nhân dân thành phố có giấy mời bà Tuyết đến làm việc. Dịp này các nguyên đơn có điều kiện trình bày nổi bức xúc của mình và cung cấp các tài liệu có liên quan. Chính đồng chí Quới người tiếp dân của Tòa án nhân dân thành phố cũng khó hiểu về cách làm việc của thẩm phán Tòa án nhân dân quận 9 và của thành phố. Đồng chí cũng không lý giài được những câu hỏi mà nguyên đơn đặt ra trong đơn. Cuối cùng đồng chí nói vụ này nhất định phải được giám đốc thẩm. Tuy nhiên việc này còn tùy thuộc vào sự đánh giá của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố.Có lẽ sau cuộc làm việc này, ngày 28/04/2005, Tòa án nhân dân thành phố có văn bản 1092/VP-TA gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối Cao nhắc lại đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm đối với bản án. Và cũng có lẽ nhiều nơi chuyển đơn đến Tòa án nhân dân thành phố yêu cầu xử lý trả lời cho đương sự và thông báo cho các cơ quan này để trả lời cho đương sự như Uỷ ban Kiểm tra thành ủy, nên trong công văn 1092 /VP-TA có đọan : Do bà Đặng Thị Tuyết gửi đơn thư khiếu nại nhiều nơi ( Đòan Đại biểu Quốc hội, Ban An ninh Nội chính thành ủy …) yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trả lời việc bà khiếu nại về quyết định của Tòa án nhân dân quận 9 và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đình chỉ việc giải quyết vụ án với lý do đơn kiện của bà Tuyết hết thời hiệu khởi kiện. Kính đề nghị đồng chí Chánh án sớm có ý kiến xem xét đề nghị kháng nghị của Tòa án nhân dân thành phố hay không để có cơ sở trả lời cho các cơ quan chức năng và đương sự ”. Ngày 20/05/2005, nguyên đơn tiếp tục gửi đơn tố cáo và đơn kháng nghị đến Tòa án nhân dân thành phố, ngày 13/06/2005 Tòa án nhân dân thành phố có công văn 72/TTD v/v trả lời đơn cho bà Tuyết, có nêu : Tòa án nhân thành phố có công văn đề nghị kháng nghị 2462/GĐKT-DS ngày 25/08/2005 đề nghị kháng nghị quyết định 53/ĐC ngày 10/11/2003 của Tòa án nhân dân quận 9 và quyết định 414/DSPT ngày 15-03-2004 của Tòa án nhân dân thành phố, gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Sau buổi tiếp xúc bà ngày 15-03-2005, Tòa án nhân dân thành phố tiếp tục có công văn số 1092/VP-TA ngày 28-04-2005 gửi đến Tòa án nhân dân tối cao nhắc lại việc đề nghị giám đốc thẩm đối với hai quyết định nêu trên.Do vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Tối cao, xin báo bà được biết liên hệ cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu ( gửi kèm công văn 1092/VP-TA ngày 28-4-2005 bản photo ).Hai công văn này đã chính thức và công khai đưa “quả bóng” về cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao !!!Trong lúc đó, ngày 06/09/2005 Viện kiểm sát nhân dân thành phố có công văn 535/VKS gửi cho bà Tuyết, trả lời đơn tố cáo của bà đối với công văn 83/KS-HC-KT-LĐ của Viện này là thiếu khách quan, tắt trách … Công văn 535/VKS vẫn cho rằng Tòa cho đình chỉ vụ án là đúng pháp luật, không có cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Công văn này có gửi cho Vụ 5-Viện kiểm sát nhân dân tối cao…Lúc này tôi liên hệ Tòa án nhân dân thành phố xin bản phôtô công văn 2462/GĐKT-DS cùng với công văn 1092/VP-TA và công văn 72/TTD và đơn xin kháng nghị, đơn tố cáo tiếp tục gửi tới các cơ quan trung ương, các cơ quan này chuyển đơn yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao giải quyết và trả lởi cho đương sự, thể hiện bao nhiêu cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng như nguyên đơn đang chờ thái độ của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Động thái nhiều cơ quan chuyển đơn tạo ra áp lực đối với đồng chí Chánh án Tòa án nhân tối cao. Việc này buộc Chánh án Tòa án nhân dân Tôi cao phải mổ xẻ vấn đề, bởi vì có 3 cơ quan cho rằng quyết định sơ thẩm và phúc thẩm là đúng, không có cơ sở để kháng nghị, đó là Vụ 5 - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa dân sự Tòa án nhân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Khi xem lại tòan bộ vấn đề một cách nghiêm túc, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao mới nhận thấy khiếu kiện của đương sự và ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố là đúng. Còn ý kiến của mấy cơ quan “ tinh nhuệ ” cấp trung ương và thành phố là sai. Ngày 25/05/2006, Chánh án Tòa án nhân tối cao ban hành quyết định kháng nghị số 86/2006/KN-DS đối với quyết định dân dự phúc thẩm số 414/DSPT ngày 15 tháng 3 năm 2004 của Tòa án nhân thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra quyết định sơ thẩm và phúc thẩm sai pháp luật, quyết định kháng nghị và đề nghị Tòa dân sự Tòa án nhân dân Tối cao xét xử Giám đốc thẩm hủy hai quyết định này.Quyết định kháng nghị đã nêu rõ: “ Theo Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-1-1999 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì đến ngày 10-3-2003 là hết thời hạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của cụ Mân và cụ Nhân; trong khi đó, ngày 21-10-2002 đương sự đã có đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều căn cứ vào ngày 15-5-2003 ( ngày nguyên đơn nộp tạm ứng án phí sơ thẩm ) để xác định thời hiệu khởi kiện, nên quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì hết thời hiệu khởi kiện là không đúng; bởi vì:-Việc tranh chấp thừa kế giữa các đương sự đã được chính quyền địa phương giải quyết kéo dài từ năm 1999; đến ngày 23 tháng 8 năm 2002, Ủy ban nhân dân phường Tăng Nhơn Phú A đã có công văn 55/UB ngày 23 tháng 8 năm 2002 hướng dẫn các bà Lê Thị Cầu, bà Đặng Thị Tuyết, bà Huỳnh Thị Kiều, bà Lê Kim Cúc gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận 9 thành phố Hồ Chí Minh giải quyết theo thẩm quyền; và do đó, ngày 21 tháng 10 năm 2002 các nguyên đơn đã có đơn khởi kiện.Theo khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm, được tính từ ngày mở thừa kế đến ngày khởi kiện ( chứ không phải tính đến ngày Tòa án thụ lý đơn khởi kiện ). Theo khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì hết thời hạn Tòa án gia hạn nộp tạm ứng án phí mà nguyên đơn không nộp thì Tòa không thụ lý vụ án ( chứ không phải quy định trường hợp này coi như nguyên đơn từ bỏ việc khởi kiện ). Do đó : Đối với trường hợp Tòa án không thụ lý vụ án do nguyên đơn chưa nộp tạm ứng án phí, thì thời hiệu khởi kiện vẫn được tính đến ngày nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.”Ngày 26/07/2006 Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa xét xử Giám đốc thẩm vụ án tranh chấp di sản thừa kế, do Thẩm phán Nguyễn Thị Minh Tuấn làm chủ tọa, hai thẩm phán là Vũ Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Tú, thư ký là Trần Thị Hoa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là Bà Đỗ Thị Vệ, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.Sau khi phân tích, Hội đồng xét xử và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đều nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và nêu rõ : “ Tòa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm căn cứ vào ngày 16-5-2003 ( ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm ) để xác định thời hiệu khởi kiện và quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do hết thời hiệu khởi kiện là không đúng quy định của pháp luật. Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ, cần chấp nhận.Bởi các lẽ trên,Căn cứ vào khoản 3 Điều 297; khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.QUYẾT ĐỊNH:Hủy bỏ quyết định số 53/ĐC ngày 10-11-2003 của Tòa án nhân dân quận 9 và hủy quyết định số 414/DSPT ngày 15-3-2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đặng Thị Tuyết và bà Huỳnh Thị Kiều với bị đơn là bà Lê Thị Cầu.Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận 9, thành phố Hồ Chí Minh xét xử theo thủ tục sơ thẩm.”Với bản án Giám đốc thẩm này, chân lý đã được khẳng định, làm rõ. Vụ khởi kiện thừa kế coi như đã thắng lợi bước đầu. Con đường phía trước chắc chắn còn gian nan, phức tạp, nhưng tôi nghĩ không khó như chặng đường đã qua. Phần thứ baKẾT QUẢ, VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA:1. Kết quả:Như vậy cuộc đấu tranh để bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế thật là gay go quyết liệt, cuối cùng chân lý được bảo vệ, hai quyết định sơ thẩm và phúc thẩm đã bị hủy bỏ. Vụ án phải được xét xử sơ thẩm lại.2.Những vấn đề rút ra:a. Đạo đức và năng lực của thẩm phán-Năng lực của thẩm phán: Nếu thật sự các thẩm phán Đặng Minh Chính ( quận 9 ) thẩm phán Nguyễn Hữu Ba ( TPHCM ) và Phó Chánh tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao Chu Xuân Minh không biết áp dụng thời hiệu của vụ kiện thì quả là quá kém và là tiếng chuông báo động về năng lực của ngành tòa án. Tôi nói cả ngành tòa án vì thẩm phán cả 3 cấp tòa đều có nhận thức sai.Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện trong thời hạn luật định là đã giữ tố quyền này cho đến khi vụ việc được giải quyết. Thời hiệu tính từ ngày mở thời kế đến ngày nộp đơn khởi kiện, chứ không phải từ ngày nộp tạm ứng án phí ( ngày Tòa thụ lý ). Ngay cả trường hợp nguyên đơn được gia hạn thời gian nộp tạm ứng án phí mà cũng không nộp, thì tòa không thụ lý vụ kiện, chứ không phải nguyên đơn từ bỏ quyền khởi kiện.Quyết định sơ thẩm rất buồn cười, đã vi phạm pháp luật rõ mười mươi mà Tòa phúc thẩm lại giữ y ! Đương sự nộp đơn 21/10/2002, ngày hết thời hiệu 10/03/2003, ngày 21/04/2003 thẩm phán cấp giấy giới thiệu cho nguyên đơn nộp tạm ứng án phí, 16/05/2003 nguyên đơn nộp tạm ứng án phí, ngày 03/11/2003 thẩm phán ra quyết định Hội đồng định giá để rồi một tuần lễ sau thẩm phán ra quyết định đình chỉ vì hết thời hiệu ???Nhưng tôi băn khoăn nhiều hơn về mặt đạo đức của thẩm phán: -Đối với thẩm phán Đặng Minh Chính ( Tòa quận 9 ) có nhiều dấu hiệu bất minh đã thể hiện trong hồ sơ


>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 09:09 AM

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home