Wednesday, March 28, 2012

Chân lý thắng cường quyền

http://vn.360plus.yahoo.com/ls.thugiang/article?mid=376&fid=-1
Chân lý thắng cường quyền, thắng quan liêu.
Báo Tuổi trẻ hôm nay 12/02/2012 có bài viết Ai thắng trong vụ ông Vươn? và cho rằng không ai thắng ai. Tôi cho rằng nói như thế là chưa thuyết phục. Phải nói chân lý, chính nghĩa thắng cường quyền, bất công thực thi sai pháp luật. Những nông dân nuôi trồng thủy sản giờ đây giành lại được đất từ tay nhóm lợi ích cường quyền, nếu không sẽ mất trắng. Thế là thắng chứ. Thắng lợi còn ở chỗ Đảng và nhà nước xem lại chính sách đất đai, xem lại cơ chế vận hành: Bao nhiêu oan ức của người dân ở đây khiếu kiện kéo dài nhiều năm ( dân đội đơn, báo chí lên tiếng ), các Bộ ngành ở Trung ương sao không xem xét để phát hiện địa phương làm sai pháp luật ? Bao nhiêu năm Tiên Lãng, Hải Phòng tổng kết báo cáo công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo... Rồi tổng kết công tác quản lý đất đại đều cho là tốt cả !!! vỗ tay !!! ... Đây có thế trận không ? Theo ông Đỗ Hữu Ca Giám đốc Công an Hải Phòng : đây là cuộc diễn tập, phối hợp đẹp các lực lượng tác chiến, có cả chó nghiệp vụ ... http://doanvanvuon.wordpress.com/2012/02/10/ong-le-hi%e1%ba%bfu-d%e1%ba%b1ng-noi-ch%c6%b0a-dung/#comments Rõ ràng ở đây có thế trận một bên là một nhóm lợi ích cường quyền ở Tiên Lãng ( cả công an, các phòng ban huyện, UBND xã Vinh Quang ) với sự giúp sức của lãnh đạo Thành phố Hải Phòng, cả Giám đốc Công An TP, Phó Chủ tịch TP Đỗ Trung Thoại, rồi Mặt trận,Tòa án, quân đội ... huyện rồi Tòa án TP.... cũng tham gia: một hệ thống quyền lực rất hùng hậu ... với một bên là một số hộ nông dân chân chất làm ăn đi đầu là gia đình ông Vươn. Giờ đây anh em ông Vươn vướng vào vòng lao lý là điều đáng tiếc, đáng buồn. Nhưng có cuộc đấu tranh giành thắng lợi nào mà không phải hy sinh, nhất là đấu tranh giành đất ? Có lẽ giờ đây các lãnh đạo có tâm ở các Bộ ngành Trung ương cảnh giác hơn với các báo cáo cấp dưới ( để bớt quan liêu ), phải để tâm đến tiếng kêu của dân, của báo chí. Những người lính, công an viên khi được lệnh cầm súng thi hành nhiệm vụ sẽ xem lại nhiệm vụ đó có đúng không ? chống lại ai ? Chắc chắn sẽ không mù quáng đi chống dân lành để chết mà không biết chết vì cái gì ? Qua kết luận của Thủ tưởng đã lấy lại lòng tin của nhân dân trong cả nước. Theo tôi những điều đó là thắng lợi chứ.
NGUYỄN THU GIANG
Ls.thugiang@yahoo.com.vn

Labels:

Saturday, March 28, 2009

Ý kiến

Ý kiến về việc tăng giá nước

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, nhiều người mất việc làm, kinh doanh ế ẩm, nhà nước phải có chính sách kích cầu, giãn thuế… người dân bị giảm thu nhập, phải thắt lưng buộc bụng… mà đặt vấn đề tăng giá nước là không hợp thời chút nào. Do đó, theo tôi nếu chưa thật bức bách thì không nên tăng giá nước lúc này.
Về chia các mức tiêu thụ, theo tôi tính theo đầu người như đang tính là phù hợp và công bằng, không xảy ra tình trạng tách hộ phức tạp thêm ra. Do đó hai phương án định mức theo hộ như đề xuất của Sawaco, là không phù hợp, dù có định mức 10 hay 16 mét khối/ hộ cũng sẽ phát sinh việc tách hộ để được hưởng lợi.
Về giá, Sawaco nên công khai đưa ra giá thành sản xuất tại nhà máy cho mỗi mét khối nước ( tức là gồm giá thành cho một mét khối thất thoát ) là bao nhiêu mới có thể góp ý chính xác được. Đọc báo thấy nêu : nước thô tăng 3 lần ( cụ thể là bao nhiêu ? ), còn các vật tư khác tăng cao nhất là 10%... Như vậy chỉ có thể tăng từ 12 đến 15% so với giá nước hiện hành. Nếu tăng 12% thì có các mức giá tương ứng là: 3024 đ ( giá cũ 2700 đ ); 6048 đ ( 5400 đ ); 9600 đ ( 8000 đ ); 7200 đ ( 6000 đ ); 5490 đ (4500 đ ); 9600 đ ( 8000 đ ). Với mức tăng này có thể nằm trong mức chịu đựng của người dân.
Ngoài ra về mặt kỹ thuật, hai phương án đề nghị đều không có giá của 10 mét khối/hộ ( chỉ có trên và dưới 10 mét khối/hộ ), khi lỡ tiêu thụ đúng 10 mét khối/hộ thì sẽ không có giá để áp vào.
Tôi xin có vài góp ý như trên.
Trân trọng kính chào.
Ngày 15/03/2009, Người góp ý: Nguyễn Thu Giang
Địa chỉ : 5 Lã Xuân Oai, P.Tăng Nhơn Phú A, Q9,TPHCM
Điện thoại: 22140069; email: ls.thugiang@yahoo.com.vn

Danh mục

Danh mục các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm




Khỏan 1, Điều 6, chương I của Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngòai, do Chính phủ ban hành ngày 10/7/2002 có nêu rõ: " Giấy tờ do Cơ quan đại diện Ngọai giao, cơ quan Lãnh sự nước ngòai tại Việt Nam cấp cho công dân đó để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi tại Việt Nam đưcợc miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại".
Danh mục các nước đưcợ miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định nêu trên bao gồm:
1.Cộng hòa A-Rập Ai- Cập
2.Vương quốc Bỉ
3.Canada
4.Vương quốc Campuchia
5.Cộng hòa Liên bang Đức
6.Cộng hòa Hiồ giáo Iran
7.Nam Phi
8.Nhtậ Bản
9.Cộng hòa Pháp
10.Vương quốc Thụy Điển
11.Liên bang Thụy sĩ
Như vậy người nhà của bạn khỏi phải hợp pháp hóa lãnh sự công hàm độc thân. Thân mến chào bạn



>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 11:22 PM

Vấn nạn kẹt xe

Luận bàn về vấn nạn kẹt xe Điểm Ngôi sao Blog: 5 (1 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm


Luận bàn vấn nạn kẹt xeTP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh kẹt xe xảy ra rất lâu rồi. Các nhà chức trách cũng đưa ra các giải pháp khắc phục. Nhưng càng chống, nạn kẹt xe càng trầm trọng hơn, đã trở thành vấn nạn làm tốn hao thời gian, công sức, xăng dầu, công việc thậm chí cả mạng sống của những người bệnh nằm trên xe cấp cứu, các đám cháy xe chữa cháy không chạy được, ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường sống và môi trường đầu tư. Đã đến lúc xã hội không chấp nhận tình trạng này, đòi hỏi nhà chức trách phải có giải pháp tình thế và chiến lược kiên quyết và hữu hiệu nhằm khắc phục được tình trạng này. Để có giải pháp đúng trước hết phải tìm ra đúng nguyên nhân - chẩn đóan đúng bệnh - mới có giải pháp, biện pháp đúng. Tôi thấy có một số nguyên nhân và đề ra một số giải pháp sau đây :-Lòng lề đường hẹp lại bị chiếm dụng bán hàng, đổ xe.-Mật độ xe đông, quá nhiều xe cá nhân, nhiều xe quá hạn dùng.-Bố trí các trung tâm quá tập trung (quy họach ), tổ chức các họat động (kế họach )
hội chợ, mêtting, biểu diễn, lễ hội … chưa có ý thức chống kẹt xe.-Cơ quan, bệnh viện, trường học ở khu trung tâm quá nhiều lại cùng giờ họat động-Các họat động thi công về điện, nước, bưu điện, cây xanh, vĩa hè …chiếm quá
nhiều diện tích mặt đường, vĩa hè.-Chấp hành luật lệ giao thông và xử phạt không nghiêm, không cương quyết.
Người làm luật chưa thấy hết tác hại của vấn đề này nên đưa ra mức phạt nhẹ tay.-Đường thiếu, luồng, tuyến chưa hợp lý.Sau đây tôi đi sâu phân tích từng nguyên nhân và đề ra một số giải pháp : 1. Lòng lề đường hẹp lại bị chiếm dụng làm nơi bán hàng, đổ xe. Tuyết đối không cho bất cứ trường hợp nào được chiếm dụng lòng lề đường để đổ xe, bán hàng. Hiện nay việc chiếm dụng lòng lề đường để kinh doanh, đổ xe rất phổ biến, do chưa xử lý nghiêm, chính quyền cơ sở làm ngơ. Người đi bộ không còn lối đi phải đi xuống lòng đường. Để khắc phục tình trạng này nên thực hiện các giải pháp như sau. Chỉ cấp phép họat động cho cửa hàng, cơ quan, xí nghiệp, trường học …khi có chỗ để xe cho nhân viên và cho khách. Ra kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng cho những nơi chưa có. Sau đó nếu không có sẽ rút phép, đóng cửa. Không chấp hành sẽ bị phạt nặng. Việc này giao quyền cho UBND phường, quận và cảnh sát giao thong, trật tự đô thị, cảnh sát môi trường. Chỉ cho đổ xe ở lòng để lên xuống hàng ( chỉ cho xe tải nhỏ được phép vào trung tâm ), đưa rước hành khách trong thời hạn tối đa từ năm đến 10 phút. Kiểm tra xử lý trường hợp này là cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường và trật tự đô thị. Cấp quận, thành phố thường xuyên kiểm tra, và xử lý cấp dưới quản lý địa bàn không tốt. 2.Mật độ xe đông, quá nhiều xe cá nhân, nhiều xe quá hạn dùng Điều này ai cũng thấy rõ. Sở dĩ có tình trạng này là do ngành giao thông công cộng chưa phục vụ tốt. Chúng ta chưa có xe điện, xe điện ngầm, xe điện trên không, xe búyt mới phát triển vài năm gần đây. Trong tình hình đó người dân phải tự lo phương tiện đi lại cho mình, xe hơi cho gia gia đình, xe gắn máy cho cá nhân, trong lúc nhiều xe quá hạn dùng vẫn còn họat động, làm cho mật độ xe tăng lên, xe cũ chết máy làm cho ùn tắt giao thông phát triển. Để giảm mật độ xe ta nên ưu tiên phát triển xe khách, xe du lịch đời mới, khí thải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Lọai xe này thường là đắt, sẽ ít phát triển, lại tốt cho môi trường. Để hạn chế xe gắn máy bằng cách cũng chỉ nhập xe tiên tiến, thuế cao, thi lấy bằng lái nghiêm chỉnh với yêu cầu cao, phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông, bãi giữ xe ít, phí giữ xe cao. Giá nhiên liệu cao. Chỉ có xe phục vụ một lúc được nhiều người như xe búyt mới được bù giá. Cấm tất cả các lọai xe quá hạn dùng lưu thông trên đường. Lọai xe này lưu thông là coi thường tính mạng người khác. Quy định bản xe số lẻ thì được đi ngày lẻ, bản xe số chẳn chì đi ngày chẳn. Xe lưu thông trên đường phố phải sạch sẽ. Cấm xe bẩn lưu thông trên đường phố. 3.Bố trí các trung tâm quá tập trung (quy họach ), tổ chức các họat động (kế họach) hội chợ, mêtting, biểu diễn, lễ hội … chưa có ý thức chống kẹt xe. Lịch sử để lại TP có quá nhiều công trình văn hóa - xã hội tập trung ở quận 1, 3, 5, 6, điều đó kéo theo mật độ người vãng lai, tham quan tập trung ở những quận này. Gần đây về chiến lược TP có hướng kéo giản ra quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi … nhưng chưa nhiều, chưa họat động hoặc họat động chưa sôi động, lưu thông chưa thuận tiện. Tổ chức các họat động như hội chợ, mít tinh, biểu diễn, lễ hội … thường chỉ tập trung ở quận 1. Chương trình Vầng trăng cổ nhạc tổ chức ở Suối Tiên, Bến Dược … cũng tốt sao chưa làm, chả lẽ người dân ở vùng này không biết thưởng thức ? Thi hoa hậu, tiếng hát truyền hình, hội chợ, mít tinh, lễ hội kéo ra ngọai thành cũng tốt về nhiều mặt, lại chống được kẹt xe. Có lẽ lãnh đạo lchưa siêng đi xa, tổ chức như vậy không tiện chăng ? Tôi đề nghị khi chọn địa điểm để tổ chưc cái gì đó trong đầu nhà lãnh đạo, nhà thiết kế có ý thức: nhằm đem văn hóa đến vùng xa và chống kẹt xe trước tiên. 4.Cơ quan, bệnh viện, trường học tập trung ở khu trung tâm quá nhiều lại cùng giờ họat động Nhiều cơ quan, bệnh viện, trường học tập trung ở các quận trung tâm quá nhiều lại cùng giờ họat động, điều đó dễ ùn tắt giao thông. Thành phố đang có kế họach kéo giản, tổ chức làm việc lệch giờ nhưng còn quá chậm và thiếu kiên quyết. Ví dụ, việc xây trụ sở Vụ công tác phía Nam của Quốc hội đặt ở đường Hòang Văn Thụ là chưa nghĩ đến vấn đề xã hội sâu rộng. Nơi người dân có oan sai, bức xúc sẽ đến để bày tỏ, kêu oan với cơ quan quyền lực, với người mình bầu ra .. sẽ tập trung đông người và thực tế đã xảy ra. Theo tôi Vụ công tác phía Nam của Quốc hội thì đặt ở TPHCM chỗ nào cũng được, việc gì phải đặt ở mặt tiền đường của một quận ? Nếu đặt ở Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh trong khu đất rộng chắc là tốt hơn. Tương tự, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chuyên khoa lao phía Nam, bệnh viện ung bướu … dời ra ngọai thành chắc chắn sẽ tốt hơn. Giải pháp tình thế tôi nhất trí phương án tổ chức làm việc học tập lệch ca. 5.Các họat động thi công về điện, nước, bưu điện, cây xanh, vĩa hè …chiếm quá nhiều diện tích mặt đường, vĩa hè. Cùng một thời điểm trên địa bàn nội thành có quá nhiều công trình điện, nước, thóat nước, bưu điện, vĩa hè …đang thi công kéo dài, chiếm nhiều diện tích mặt đường: đường Trần Hưng đạo, đường Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nhiêu Lộc Thị Nghè …Có lẽ công trình kéo dài có lợi cho nhà thi công như chiếm dụng làm kho để vật tư, công trình kéo dài cũng không ai phạt. Thử đề nghị giải pháp các đơn vị thi công phải thuê mặt đường. Tùy theo tuyến đường, tùy mùa, ban đêm hay ban ngày mà có giá khác nhau. Đơn vị thi công thuê nhiều diện tích, nhiều thời gian ban ngày và càng kéo dài càng tốn nhiều tiền thuê ảnh hưởng đến lợi nhuận … Đây là biện pháp kinh tế hữu hiệu nhất để hạn chế việc chiếm dụng mặt đường. 6.Chấp hành luật lệ giao thông và xử phạt không nghiêm, không cương quyết.
Người làm luật chưa thấy hết tác hại của vấn đề này nên đưa ra mức phạt nhẹ tay. Nghiêm cấm việc lấn tuyến, chạy xe trên phần đường của không được phép và không đảm bảo khỏang cách khi chạy cũng như khi dừng, kể cả lúc kẹt xe. Phạt thật nặng những người vi phạm. Đây là biện pháp khắc phục ngay tình trạng kẹt xe. Để làm được việc này, sau khi phổ biến quy địng này, tổ chức kiểm tra gắt gao và xử phạt thật nặng kể cả các biện pháp phạt nguội. Khi có kẹt xe tập trung nhiều đội, lực lượng đến không chỉ để giải tỏa mà còn quay phim,chụp hình. cứ xe nào năm trrên phần đường không phải của mình, xe sau không đảm bảo khỏang cách với xe trước đều bị phạt nặng. Trường hợp ngã tư trước bị kẹt các xe cứ rấn lên làm ngả tư sau cũng kẹt theo. Trong trường hợp này các xe nằm trên phần giao lộ đều bị xử phạt, lý do : không giữa đúng khỏang cách quy định, cố tình đi vào phần đường giao nhau trong lúc phía trước còn ùn tắc. Nơi nào đã thực hiện được đường thông hè thóang, gắn thêm đèn tín hiệu cho người đi bộ qua đường. Phạt nghiêm người đi bộ không đi trên lề, mà đi dưới lòng đường. Cấm các lọai xe đẩy đi và đậu trên đường phố. việc đề ra mức phạt phải tính đến việc vi phạm đó làm thiệt hại trực tiếp và gián tiếp cho xã hội để có căn cứ đề ra mức phạt cao. Nếu làm được những điều này một cách triệt để, kiên quyết chỉ tập trung lực lượng xử lý trong thời gian từ 6 tháng đến 8 tháng sẽ khắc phục được tình trạng kẹt xe. 7.Đường thiếu, bố trí luồng, tuyến chưa hợp lý. Cần nghiên cứu mở thêm nhiều đường có tính chất xương sống. Nghiên cứu bố trí luồng tuyến cho hợp lý, trong nội thành cấm quẹo trái, phát triển đường một chiều, giảm đến mức thấp nhất đường hai chiều, mặt đường dưới 10m chỉ nên một chiều, trên 10m thì có thể hai chiều nhưng có dãy phân cách, nhất là tại các giao lộ. 8. Nhanh chóng phát triển xe điện, xe điện ngầm, xe điện trên không… 9. Giảm đến mức thấp nhất các giao lộ, cần phát triển các cầu vượt cho xe ô tô.10. tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự đô thị, cảnh sát môi trường. Đầy mạnh nghiên cứu khoa học về phát triển giao thông công cộng .Trên đây là một số nguyên nhân và giải pháp để khắc phục vấn nạn kẹt xe trong TPHCM hiện nay.

>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 11:00 PM

Sửa luật...

Đọc bài : Sửa luật để gở rối khiếu nại, tố cáo Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm




Đọc bài : Sửa luật để gỡ rối khiếu ại, tố cáo.Hôm nay báo Pháp luật TPHCM có đăng ý kiến của UBTVQH: Sửa luật để gỡ rối khiếu nại tố cáo. Qua đó tôi thấy cơ quan lập pháp đã nhận thấy nhiều vấn đề quan trọng. Tôi xin bổ sung thêm các vấn đề sau :-Một là: Nhiều trường hợp cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu không đúng luật định về thời gian hoặc hình thức văn bản. người dân gởi đơn khiếu nại lên cấp trên. Cấp trên không nhận hoặc nhận rồi làm phiếu chuyển và như “ năn nỉ “ cấp dưới “làm ơn” giải quyết. Nều cấp trên mạnh tay xác minh, ra quyết định giải quyết khiếu nại cho dân và xử lý nghiêm cấp dưới nếu cấp dưới ra quyết định hành chính sai. Tôi chưa thấy trường hợp nào cấp trên xử lý cấp dưới chậm giải quyết khiếu nại hoặc ra quyết định hành chính sai. Vì vậy oan ức của người tiếp tục đầy thêm.-Hai là: Giải quyết khiếu nại lần sau:+ Y quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, mặc dù oai sai của dân rất rõ. Hiện tượng : huyện bênh huyện, phủ bênh phủ. Dân như bị dồn nén, bị chới với giữa dòng nước dông bão. “ có ai đó mách nước, giúp đỡ “ họ liền bám díu. Người mách nước, giúp đỡ có người tốt, nhưng cũng không lọai trừ kẻ xấu lợi dụng để làm chuyện khác. Điển hình như vụ án Đồ Sơn. Bọn tiêu cực dùng cả bộ máy hệ thống chính trị để diệt người đấu tranh như ông Đinh Đình Phú. Vì thế người dân tìm cách để gặp trung ương, tìm bao công.+ Chấp nhận khiếu nại, giải quyết quyền lợi cho người dân. Những trường hợp này ít khí thấy xử lý cấp dưới ra quyết định hành chính sai và buộc bồi thường thiệt hại cho người dân. Số chuyên viên xấu, hư hỏng tham mưu đề xuất oan sai cho dân để người dân chạy chọt lo lót để cho quyền lợi. Không biết lãnh đạo ký các quyết định hành chính này có được chia chác gì không mà không thấy xử lý số chuyên viên hư hỏng này ? Từ đó đề xuất oan sai cho dân thì được lợi cho mình, còn đề xuất đúng thì không được lợi bằng. Từ đó oan sai ngày một phát triển …+ Nhiều trường giải quyết lần sau cũng không đúng thời gian luật định. Cơ quan Nhà nước chấp hành không nghiêm pháp luật thì rất khó quản lý xã hội.-Ba là : Thiếu dân chủ, công khai minh bạch trong quy họach , kế họach dự án, chính sách bồi thường, tái định cư…



>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 10:45 PM

Hệ lụy lương thấp

Hệ lụy của lương thấp Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm




Hệ lụy của lương thấp

Lương thấp, một trong những nguyên nhân của tuột hậu, chảy máu chất xám và tham nhũng.



Từ thời bao cấp, nói đến lương giáo viên, bác sĩ, hành chính sự nghiệp ai cũng ngán ngẩm. Những người làm việc trong các lĩnh vực này dễ phát sinh tiêu cực, phiền hà, nhũng nhiễu. Tốt nghiệp xong, muốn có chỗ làm tốt ở TP phải chạy lo … cho ông tổ chức, ông công an. Văn hóa lo lót, phong bì dần trở thành phổ biến tất yếu, bình thường. Ai không làm như vậy là người không bình thường …
Còn nhớ, lúc đó ngành sư phạm, tuyển sinh, người dự thi không đủ chỉ tiêu tuyển sinh, các trường này phải quơ cả những người học kém thi tuyển đầu vào chỉ đạt một, hai điểm để vào học. Rồi tiếp theo là bệnh thành tích, học sao cũng tốt nghiệp …Hậu quả là vừa qua có một cuộc khảo sát cho kết quả lỗi giáo án của các thầy cô rất không thể chấp nhận được. Thế hệ máy cái ( người thầy ) như vậy, tạo ra bao thế hệ máy con ….thì đất nước này không tuột hậu mới là lạ.

Có thời chỉ có con mấy vị lãnh đạo mới xin vào làm được ở xuất nhập khẩu, hải quan, tàu viễn dương , công ty lương thực, thực phẩm…, bất luận họ học ngành gì, có phù hợp hay không ?

Sau năm 1975, từ bộ đội chuyển sang, tôi được phân công về ngành cảnh sát giao thông của TPHCM, tôi không nhận mà xin đi học bổ túc văn hóa và vào đại học. Ra trường vào làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp. Vừa qua gặp lại các bạn bè cũ, các bạn cho rằng tôi đã bỏ mất cơ hội làm giàu, các bạn làm CSGT đều rất giàu, có người còn nói: Thằng A ( ở B3 hồi đó ) xin chuyển ra Trạm 2 phải mất cả chục cây vàng, nhưng chẳng bao lâu nó trả hết nợ và giàu lên khủng khiếp. Có vốn, nó làm doanh nghiệp vận tải để con nó đứng tên, nó xây một biệt thự to và nay đang làm hồ sơ xin nghỉ hưu sớm… Những thông tin các bạn tôi nói không biết có chính xác hay không. Nhưng sự thật là tôi rất nghèo, còn bạn tôi thì rất giàu, nhưng chắc chắn không phải từ đồng lương !.

Có một chuyện thật như đùa. Có một vị cán bộ hưu trí, trước đây làm ở Bộ Tài chính. Khi về hưu ( lúc đó chưa có chế độ bảo hiểm y tế ) mỗi lần đi khám bệnh chỉ được thanh tóan có 5 đồng, một tháng chỉ được thanh tóan 2 lần. Ông thì bệnh liên miên, không đủ tiền khám bệnh. Tức mình, ông cự với cán bộ phòng tài chính quận: cho rằng chế độ chính sách lỗi thời, ăn cháu đá bát. Cán bộ phòng tài chính quận thưa rằng đó là quy định của Bộ tài chính, cháu không thể làm khác. Ông cán bộ hưu bảo đem văn bản ra cho ông xem. Khi đem ra ông mới tá hỏa vì chính ông ký ban hành văn bản đó. Lúc này ông quay sang chửi mấy anh tham mưu ăn hại, trình cho ông ký văn bản thế thực tế như vậy. Tôi kể lại sự việc này để liên hệ với chính sách lương bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hiện nay là rất bất hợp lý.

Mức lương hưu bằng 75% (lương + phụ cấp) bình quân 15 năm cuối. Cách tính như thế là không hợp lý, nhất là những người có quá trình tham gia kháng chiến. Bởi vì chính công sức và cả xương máu của những người này góp phần giải phóng dân tộc mới có ngày hôm nay, cách tính trên làm không đếm xỉa gì đến công lao kháng chiến của họ, đánh đồng với những người khác. Thứ nữa, 75% ( lương + phụ cấp ) bình quân 15 năm cuối. Chúng ta nhớ trước đây có thời kỳ quy định hằng năm chỉ được nâng bậc lương cho 5% số người trong biên chế, vì thế có người hơn 5 năm, có khi 7 – 8 năm năm mới được lên lương. Nên bậc lương của những người về hưu rất thấp, nhất là khỏang 10 năm về trước, cho nên 75% của bình quân 15 năm cuối có khi không bằng mức lương cách đây 10, nghĩa là rất thấp. Việc này càng tạo ra sự bất công trong xã hội, sự bức xúc của lực lượng hưu trí. Tại sao Bảo hiểm xã hội vẫn còn ở chế độ độc quyền ? Không chuyển sang chế độ kinh doanh như các bảo hiểm khác, để có sự cạnh tranh. nguồn thu từ Bảo hiểm xã hội phải đưa vào kinh doanh để sinh lợi…

Về thanh tóan bảo hiểm y tế cũng quá thấp, danh mục thuốc chỉ những lọai thông thường, không chữa được bệnh nặng, hiểm nghèo, mà chỉ an ủi về tâm lý, lại nữa không dễ dàng chuyển bảo hiểm. Phải chăng điều này là cứng nhắc, bất hợp lý. Bảo hiểm theo nghĩa tốt đẹp của nó là nhiều người chung lo sự rủi ro cho một người. Ở đây có định mức thanh tóan, như tiền anh góp bao nhiêu thì giờ anh hưởng bấy nhiêu thì ý nghĩa nhiều người chung lo cho một người không còn ý nghĩa nữa. Gần đây việc quy định bảo hiểm y tê tự nguyên trong nhân dân cũng phát sinh những điều bất cập.
Ngòai ra, cũng do lương thấp làm chảy máu chất xám điều này ai cũng biết.

Lương thấp sẽ dè xẻn trong tiêu xài, cũng không kích cầu cho nền kinh tế. Tôi nói lên điều này để nói lên : lương thấp là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.




>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 10:41 PM

Giải pháp chống ngập

Giải pháp chống ngập cho TPHCM Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm


Tôi rất đồng tình với ý kiến : Chống úng ngập cho TPHCM của Kỹ sư Trịnh Đình Tuyên ( Q.3) trên trang Bạn đọc &Tuổi trẻ ( Tuổi trẻ 31-10-2007 ). Kỹ sư Tuyên dùng câu chuyện “ Con quạ khôn ngoan ” để nói việc làm của chúng ta lâu nay chỉ chống ngập ở các điểm cục bộ, điều đó sẽ không giải quyết được gì, không muốn nói là mất nhiều tiền của và công sức của nhân dân. Nếu cứ đổ tiền ra như vậy thì TPHCM sẽ không bao giờ hết ngập, đó là điều khẳng định.

Do quá trình hoạt động và khai thác của con người, nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên, băng giá tan dần, mực nước biển cao hơn. Mặt khác, diện tích rừng ngày một thu hẹp, nước mưa sẽ tạo thành lũ ngay trên các vùng cao đổ xuống vùng thấp. Lũ lên nhanh, đỉnh lũ cao hơn. Ở Việt Nam không thóat khỏi tình trạng đó. Chúng ta đã thấy ngay Đà Lạt, Đắc Lắc cũng bị lũ, ngập úng.

Trong quá trình đô thị hóa tôn tạo, xây mới …,TPHCM nhận một khối lượng lớn đất đá, bê tông, một phần diện tích được nâng cao và không thu nước, lượng nước từ các nơi đổ về sẽ dồn vào phần diện tích còn lại, đó là những con đường, cống rãnh, nhà dân… tạo nên sự ngập lụt. Đỉnh triều ngày càng dâng cao. Triều xuống nước thóat ra không được bao nhiêu, ( thậm chí có nơi không thóat ) thì triều đã lên, do đó chỉ trông chờ vào hệ thống thủy triều là không tưởng. Trong cuộc chiến với “ Thủy Tinh “ này có hai giải pháp: Một là nâng cao trình toàn bộ TPHCM cao hơn đỉnh lũ với hệ số an tòan nào đó. Điều này không thể làm được, vì chi phí lớn và ảnh hưởng đến kết cấu các công trình và nhà dân. Còn chống được các điểm ngập này thì phát sinh những điểm ngập khác cao hơn, như câu “chuyện con quạ khôn ngoan ” đã nói. Điều duy nhất và căn cơ mà TPHCM có thể chống ngập úng trong tình hình này là lập lập đê bao, đắp đập có van đóng mở và hệ thống bơm thóat nước tự động. Ông cha ta đã từng đắp đê, tát nước từ sức người ít ỏi nhỏ bé của người xưa.Ngày nay chúng ta có máy móc thiết bị, với dân số đông hơn, giàu hơn …lẽ nào chúng ta không làm được.

Chúng ta làm đê bao kiên cố ( chứ không phải như đê ở Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức - năm nào cũng vỡ ) cùng với hệ thống van nhằm chỉ cho nước ra và ngăn nước từ sông vào. Nếu triều cường, nước không ra được ta dùng hệ thống bơm thóat, hệ thống này có thể vận hành tự động. Việc bơm này không phải nhiều lắm, bởi vì nếu ta ngăn được nước từ sông vào, thì chúng ta chỉ bơm lượng nước mưa và nước thải sinh hoạt chỉ trên diện tích của TPHCM, lượng nước này chúng ta có thể tính được.

Trước đây, khi tham gia vào đề án quy họach xây dựng và quy họach tổng thể Quận 3 từ năm 1986 đến năm 2000, chúng tôi có nêu giải pháp thóat nước cho Quận 3, phải bằng cách đập ngăn dòng kênh Nhiêu Lộc đọan Cầu Kiệu, và dùng bơm tống nước ra. Vì khi khảo sát, lúc triều xuống nước chỉ xuống khỏang 50 cm, quá trình đó nước chảy lình bình, các vật nổi trôi theo dòng nước từ cầu Trần Quang Diệu ( phường 13, Q.3 ) cũng chỉ trôi đến Cầu Kiệu rồi dừng lại và trôi trở vào … Do cao trình thấp, không tạo độ dốc cho dòng chảy, từ đó việc nạo vét kinh Nhiêu Lộc- Thị Nghè chỉ nhằm dọn bớt rác xả, không giải quyết được việc thóat nước, mà trái lại việc nạo vét này có thể trở thành cái ao sâu chứa nhiều nước bẩn hơn. Cơ quan có thẩm quyền cho rằng giải phảp của này có tính cục bộ, nước nhiều nơi khác sẽ đổ về quận 3. Còn thực hiện cho tòan thành phố thì lúc đó cho là dự án quá lớn, không khả thi. Nên không được chấp nhận. Tôi nghĩ, đến nay việc phân tích cũng đã rõ, khả năng đắp đê bao, làm van đóng mở và hệ thống bơm thóat cho TPHCM là hòan tòan có thể thực hiện được. Và chỉ có giải pháp này mới chống được úng ngập cho TPHCM. Đã đến lúc chúng ta nghĩ đến đất nước Hà Lan, một đất nước thấp hơn mực nước biển …Họ đã chống úng ngập bằng cách nào ? Trên đây là ý kiến đóng góp của chúng tôi.




>
LS.Nguễn Thu Giang, [email] >> 10:14 PM