Saturday, March 28, 2009

Suy nghĩ về...

Suy nghĩ về bức thư nông dân gửi Thủ tướng

Điểm Ngôi sao Blog: 18 (3 lượt) | Bình chọn: 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm


Hãy xử sự công bằng với người nông dân Qua báo tuổi trẻ tôi được dọc bức thư của anh nông dân Lê Văn Lam. Tôi rất cảm động. Cảnh cơ cực của anh Lê Văn Lam giống như người chị, người anh của tôi đang ở Đức Hòa , Đức Huệ - vùng kháng chiến ác liệt trước đây, chịu nhiều hy sinh gian khổ … Tôi có suy nghĩ, mạo muội phân tích và đưa ra giải pháp như sau: Người nông dân nghèo vì thu nhập thấp. Nhưng tại sao thu nhập thấp ? Vì thiếu khoa học kỹ thuật, năng xuất thấp, đầu ra khó khăn và bị kiềm giữ giá. Ai có thể giúp cho người nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật để có năng xuất cao, giúp đầu ra được dễ dàng và sản phẩm có giá cao ? Câu trả lời là :chỉ có Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam. Người nông dân làm ra lúa gạo nuôi sống mình và tòan xã hội. Ơn này lớn lắm, cao dày lắm. Cơn sốt lương thực vừa qua làm chúng ta càng thắm sâu điều đó. Cha ông, họ hàng chúng ta từng là nông dân. Vậy lớp con cháu chúng ta phải đối xử với người nông dân như thế nào cho phải đạo ! Nhà nước đã cố gắng giúp nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật để tăng năng xuất nhưng cũng còn hạn chế. Về đầu ra khó khăn và bị kiềm giữ giá. Chúng ta hiểu, vì nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực nên Nhà nước khống chế và hạn chế chỉ tiêu xuất khẩu. Trách nhiệm của Nhà nước là đúng, nhưng rõ ràng làm cho đời sống người nông dân thêm khó khăn hơn. Lúa gạo làm ra không bán được ( trong nước đã bão hòa ), mà Nhà nước không cho xuất khẩu thì còn bán cho ai ? Cung lớn hơn cầu đương nhiên giá phải rẻ ( vì nhu cầu phải có tiền để đảm bảo chi dùng vào các việc khác cho sinh họat và chuẩn bị mùa vụ... buộc lòng phải bán rẻ, khi cần, lỗ cũng bán ). Nhưng như vậy, trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia sao chỉ một mình người nông dân gánh chịu !!! Vậy là chưa công bằng. Theo tôi, Nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam phải mở rộng thị trường, tìm thị trường tốt để xuất khẩu lương thực. Không hạn chế chỉ tiêu xuất khẩu. Việc bảo đảm an ninh lương thực giao cho Cục dự trữ quốc gia thực hiện theo đề án được duyệt. Cục dự trữ quốc gia thực hiện dự trữ một cơ số lương thực cho dân số cả nước đủ dùng từ một đến hai năm, Cục này còn có nhiệm vụ điều hòa lương thực trong các vùng miền, không để xảy ra khang hiếm cục bộ. Cả gạo xuất khẩu cũng như gạo dự trữ đều phải mua theo giá thị trường, sòng phẳng với nông dân. Nói là gạo dự trữ nhưng không phải gạo cũ mất phẩm chất như thời kháng chiến bộ đội phải ăn gạo mục, mà gạo dự trữ bây giờ cũng tham gia lưu thông nên luôn được đổi mới. Làm được như vậy theo tôi người nông dân mới đỡ khổ và hưởng được sự công bằng từ Nhà nước và xã hội. Nông dân giàu là cả nước giáu, mới thực hiện được mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. LS. Nguyễn Thu Giang

>

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home